Bạn đã từng cảm thấy chóng mặt và choáng váng sau khi bước ra khỏi máy tập hay sau khi chạy đường dài? Nhiều người thường xuyên bị chóng mặt ngay trong lúc tập luyện thể thao. Vẫn biết tập luyện thể lực giúp cho tăng sức chịu đựng cho cơ thể, tuy nhiên có những trường hợp không nên cố quá vì sẽ rất có thể bạn đang gặp 1 vấn đề thực sự nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân từ đâu lại gây ra những hiện tượng này?
Trên thực tế, cảm giác chóng mặt có thể là 1 trong những dấu hiệu thường gặp nhất tuy nhiên cũng rất khó để chẩn đoán chính xác vì sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu bạn đã hoặc đang gặp phải tình trạng bị chóng mặt sau khi tập luyện và muốn biết được nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem bị “chóng mặt” là như thế nào nhé.
Quá sức khi tập thể dục
Khi tập luyện với cường độ cao, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu “lạ thường”. Đôi lúc khiến chúng ta lo lắng và tự hỏi liệu có vấn đề gì nghiêm trọng hay không. Trong khi một số hiện tượng như đau nhức cơ được xem là bình thường. Và có tác dụng tốt đối với phát triển cơ bắp. Thì những triệu chứng khác có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Và cần được xử trí đúng cách, chẳng hạn như hoa mắt chóng mặt.
Quá sức xảy ra khi mọi người hoạt động với cường độ quá mạnh. Trong khi hoạt động thể chất có thể gây chóng mặt sau khi tập luyện. Dấu hiệu bao gồm:
- Chóng mặt, xây xẩm;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Khó thở, khát.
Theo nghiên cứu năm 2015, các chấn thương liên quan đến quá sức chiếm 36,2%. Trong tất cả các chấn thương xảy ra tại các trung tâm thể dục. Tuy nhiên, quá sức không chỉ xảy ra trong phòng tập thể dục. Mà có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động thường nhật nào.
Bị mất nước
Bị chóng mặt khi tập thể dục hay tập gym cũng có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Tùy vào tình trạng thể chất mỗi người mà bổ sung 1 lượng nước cần thiết. Với mỗi 20 phút, người tập nặng cần bổ sung 1/3 – 1/2 chai nước 500ml. Người tập nhẹ cần bổ sung 1/5 chai. Với những buổi tập “quá sung”, tập cường độ nhanh mạnh trên 90 phút. Bạn nên lựa chọn các loại nước uống thể thao có bổ sung chất điện giải, khoáng nhẹ…
Để nhận biết tình trạng thiếu nước hay không. Sau mỗi buổi tập, bạn quan sát màu nước tiểu. Nếu màu vàng sậm là chắc chắn cơ thể đang thiếu nước. Nếu màu vàng nhạt hay không màu thì cơ thể đủ nước.
Bị tụt đường huyết
“Có phải trước đó tôi chưa ăn gì hay không?” Đó là lý do phần lớn dân văn phòng nghĩ đến vì khi tan sở. Đa phần mọi người chạy một mạch đến phòng gym. Mà bỏ qua việc cần ăn nhẹ trước khi tập. Bụng đói khi tập gym như chạy bộ, đạp xe tại chỗ khiến cơ thể bị hạ đường huyết, gây ra hiện tượng chóng mặt.
Để tránh trào ngược hay nôn mửa, ăn nhẹ trước khi tập khoảng 90 phút là thời gian lý tưởng để bao tử tiêu hóa xong những món dễ tiêu như chuối hoặc bánh mì phết bơ…
Bị hạ huyết áp
Theo các chuyên gia, dù triệu chứng chóng mặt do hạ huyết áp tư thế đa phần chỉ ở mức độ nhẹ, tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới ngất xỉu. Bình thường, chúng ta đứng lên hoặc tập thể dục quá nhanh, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách tăng huyết áp để bơm máu đi khắp toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hệ thống não bộ.
Với những ai bị hạ huyết áp tư thế đứng, cơ chế này hoạt động không ổn định dẫn tới hoa mắt, chóng mặt. Khi đó, người tập thể dục bị hội chứng này ngoài chóng mặt còn dễ đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược hoặc nhìn mờ. Tất cả những triệu chứng này xảy ra bởi huyết áp không đủ cao để cung cấp đủ máu và oxy cho não hoạt động hiệu quả.
Khuyến cáo của chuyên gia
Ngay sau cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi hay nằm xuống trong một vài phút. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, không biến mất sau một vài phút nghỉ ngơi, cần hỏi ý kiến bác sỹ xem có thể uống 1 viên thuốc chứa hoạt chất Acetyl-DL-leucine để tạm thời cắt cơn chóng mặt và tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Nếu phải dùng thuốc, bạn cần theo chỉ định của bác sỹ và đọc kỹ toa thuốc trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, người bị huyết áp tư thế tránh chọn những bài tập thể dục cường độ cao mà nên chọn bài tập thể dục nhẹ như Thái cực quyền…