Nơi tập trung những đôi giày vô chủ cùng với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau được nằm rải rác bên bờ sông Danube đã trở thành 1 điểm đến nổi tiếng tại Budapest. Đây được xem là 1 trong những đài tưởng niệm thảm sát tại Hungary gây xúc động nhất ngày nay. Cũng tại nơi này vào những ngày mùa đông lạnh giá và đầy ảm đạm nhất ở trong Thế chiến thứ hai. Hàng nghìn người Do Thái đã phải bỏ mạng ở dưới sự tàn bạo của quân phát xít.
Đến thăm thủ đô Hungary, du khách sẽ không chỉ được Budapest “chiêu đãi” với những tòa lâu đài cổ kính, những địa danh đầy nổi tiếng cùng các món ăn ngon, và mang đậm bản sắc dân tộc. Tới đây, bạn còn được nghe về 1 câu chuyện rất buồn nhưng đầy tính chất nhân văn gắn liền với sông Danube. Đó chính là nguồn gốc của khoảng 60 đôi giày sắt hoen rỉ, cũ mèm vì mưa nắng đã nằm ngổn ngang dọc theo bờ.
Danube – Con sông chứng kiến nhiều câu chuyện lịch sử
Danube là tên của con sông dài thứ hai châu Âu, bắt nguồn từ Đức. Chảy qua 8 quốc gia và kết thúc ở Ukraine. Đoạn chảy qua trung tâm Budapest có thể được xem là phần đẹp nhất của dòng sông này. Chia Thủ đô Hungary thành hai phần: Buda và Pest. Buda bên bờ trái. Với các công trình được xây dựng trên một ngọn đồi. Với nhiều tòa lâu đài tuyệt đẹp.
Bờ phải là thành phố Pest được xây dựng trên đồng bằng. Gồm những tòa nhà cổ kính thời trung cổ. Buda và Pest nối với nhau bằng 9 cây cầu. Mỗi cây cầu mang một vẻ đẹp riêng. Và giữ vai trò huyết mạch giữa hai phần của thành phố này.
Đi dọc theo bờ sông, cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300m. Thật ngỡ ngàng khi thấy những đôi giày bằng… sắt hoen rỉ được bày ngổn ngang. Hơn 60 đôi tất cả. Nhiều người đã bật khóc khi biết câu chuyện ám ảnh phía sau.
Đôi giày của người Do Thái
Nằm cách tòa nhà quốc hội Hungary khoảng 300 m. Công trình điêu khắc bằng sắt dài 40 m này là một đài tưởng niệm những người Do Thái bị bắn chết trên bờ sông Danube. Vào mùa đông năm 1944 – 1945.
Trước khi bị các thành viên thuộc đảng Arrow Cross – phe thân Hitler ở Budapest sát hại – nhiều nạn nhân từ già trẻ; lớn bé không phân biệt trai, gái đều bị dồn đến trước dòng sông. Chúng bắt họ phải cởi giày để lại trên bờ. Và bắn họ rồi quăng xác xuống sông, cho nước cuốn trôi.
Các nạn nhân phải cởi bỏ lại giày dép. Vì đây là những món đồ có giá trị trong thời chiến. Và quân phát xít đã thu gom chúng lại để giao dịch trên thị trường chợ đen.
Trong thời gian cầm quyền ngắn ngủi (từ tháng 10/1944 đến tháng 3/1945). Đảng Arrow Cross đã giết hại khoảng 50.000 người bên bờ sông Danube và chở gần 80.000 người khác đến “lò sát sinh” Auchswitz ở Ba Lan. Quá khứ đen tối cùng tội ác đẫm máu của phe phát xít vẫn khiến người dân nơi đây không khỏi rùng mình và đau lòng nhớ lại. Ngày nay, hình ảnh về những đôi giày vô chủ nằm rải rác bên bờ sông với nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau trở thành một điểm đến nổi tiếng tại Budapest.
Địa điểm tưởng niệm
Du khách đến đây không chỉ để dành một phút mặc niệm cho những người đã chết, mà còn được hiểu một cách rõ nét và tường tận hơn về những thăng trầm, mất mát mà người dân Hungary phải gánh chịu trong chiến tranh.
Được biết đến với tên gọi “Những đôi giày trên đường đi dạo bên bờ sông Danube” (The Shoes on the Danube Promenade), đài tưởng niệm này chính là ý tưởng của đạo diễn phim Can Togay và chạm khắc nhờ bàn tay tài hoa của Gyula Pauer. Tại đây còn có một bảng giải thích cao 70 cm ghi bằng 3 thứ tiếng (Tiếng Hungary, Anh và Do Thái) về ý nghĩa của những đôi giày.
Đọc thêm nhiều bài viết khác tại igtsucks.com