Kê còn có tên gọi khác là Tiểu Mễ, đây là một loại ngũ cốc không phải là ngũ cốc chính ở nước ta, thường được dùng để làm cháo hoặc bánh tráng với giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ vậy, hạt kê còn được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh từ xa xưa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt kê có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho bệnh tiểu đường. Dưới đây là những lợi ích của hạt kê đối với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường mà bạn nên biết.
Lợi ích của hạt kê với người bệnh tiểu đường
Hạt kê giàu chất dinh dưỡng
So với gạo và lúa mì, hạt kê chứa nhiều protein, sắt, chất xơ, vitamin D và axit amin hơn. Vì vậy, ăn hạt kê sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tiểu đường.
Hạt kê giàu chất xơ
Hạt kê rất giàu chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có trong hạt kê giúp giảm cholesterol và lượng đường sau bữa ăn. Bên cạnh đó, chất xơ không hòa tan có thể cải thiện hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh để phân giải và tiêu thụ đường, từ đó làm giảm mức đường huyết trong máu.
Hạt kê không có gluten
Hạt kê là ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten. Gluten có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật tốt trong đường ruột, gây ra viêm, ảnh hưởng đến các tế bào tuyến tụy và làm tăng tình trạng kháng insulin. Do đó, ăn hạt kê rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Có chỉ số đường huyết thấp
Hạt kê có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng lượng glucose trong máu sau khi tiêu thụ. Ngoài ra, hạt kê còn giúp cơ thể duy trì cảm giác no lâu hơn, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, đặc biệt là đồ ngọt. Dó đó, hạt kê là một trong những thực phẩm tốt để bổ sung vào chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường.
Chứa chất chống oxy
Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị chấn thương hoặc biến chứng do stress oxy hóa. Vì vậy, người bệnh tiểu đường thường kèm theo các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh và bệnh tim. Sự hiện diện của các vitamin chống ôxy hóa như E và K. Cùng với hợp chất phenolic trong hạt kê giúp đường huyết ổn định và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Một số cách chế biến hạt kê
Hạt kê có thể được chế biến dưới nhiều cách khác nhau, được dùng riêng lẻ hay kết hợp với những vị thuốc khác giúp tăng công hiệu điều trị.
- Cháo kê thịt gà: Hạt kê vo sạch ngâm khoảng 1 giờ cho mềm, thịt gà luộc chín. Vớt gà ra cho khô rồi xé nhỏ, đồng thời cho hạt kê đã ngâm vào nước luộc gà nấu lửa nhỏ. Cần khuấy liên tục để tránh bị cháy. Khi hạt kê chín thì cho gà vào và cho gia vị vừa ăn. Cháo hạt kê thịt gà là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho người gầy yếu; mệt mỏi, chán ăn, mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh ít sữa…
- Cháo kê với khoai lang: Chuẩn bị hạt kê vừa ăn bỏ vỏ, khoai lang gọt vỏ thái lạt. Cho hai loại vào nấu cùng nhau tới khi chín, nêm gia vị vừa đủ. Món ăn này có thể dùng cho bữa sáng rất tốt cho người tiểu đường, ăn không ngon…
- Cháo kê chay: Chuẩn bị bột mì và hạt kê với tỷ lệ 1:2. Sau đó trộn đều hai nguyên liệu dùng để nấu thành cháo. Ăn khi đói ngày 2 lần rất tốt cho người cao tuổi, tỳ vị hư, ăn uống không tiêu, gầy sút cân, tiểu đường…
- Cháo kê với trúc diệp: Chuẩn bị hạt kê và một ít lá trúc diệp(lá tre) đã được thái nhỏ. Nấu trúc diệp lên sau đó lấy nước bỏ bã; cho hạt kê vào nước lá trúc diệp nấu lên thành cháo. Món ăn rất tốt cho những người bị say nắng, say nóng, hồi hộp trống ngực…