Cùng với sự phát triển của xã hội và lối sống hiện đại, bệnh gout hình thành do tác động của môi trường và sinh hoạt hàng ngày đang là nỗi lo của nhiều người. Vì vậy việc hiểu rõ về bệnh để có cách phòng tránh sớm và điều trị hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bệnh gout (bệnh gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể mononatri ở các mô (mô hoạt dịch và nhu mô thận, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. – 60 và ở phụ nữ sau mãn kinh. Tỷ lệ mắc bệnh gout tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh.
Tìm hiểu về bệnh Gout
Bệnh Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric. Dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận). Thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 đến 60 và ở phụ nữ sau mãn kinh.
Phân loại bệnh
- Gout nguyên phát: chiếm đa số trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều đồ ăn chưa purine.
- Gout thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận và cả hai
- Gút bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường ở gen
>>> Tham khảo thêm chuyên mục bệnh và thông tin bệnh
Nguyên nhân
Khoảng 5%-20% bệnh nhân có acid máu cao sẽ mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric trong máu được quyết định bởi 2 yếu tố: sản xuất và đào thải
Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric:
- Bất thường về gen
- Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh
- Sự thóa biến nhanh của ATP thành acid uric
- Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine
Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: suy thận hoặc dùng một số loại thuốc(lợi tiểu, aspirin liều thấp,…)
Triệu chứng bệnh
Cơn viêm khớp gout cấp
- Cơn viêm khớp gout cấp đầu tiên thường xảy ra ở nam giới tuổi 40-60 và nữ sau mãn kinh.
- Vị trí: khoảng 80-90% cơn gút đầu tiên sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp ngón chân.
- Kế tiếp là các khớp khác: mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay,….
- Yếu tố khởi phát cơn gút gấp: Cơn thường xuất hiện tự phát hoặc sau bữa ăn nhiều protid, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương,… đặc biệt là sau khi uống bia.
- Triệu chứng: cảm giác tê, ngứa, dị cảm hoặc cứng khớp ở ngón chân cái; hoặc tại khớp bị viêm sau đó.
- Tính chất: Đa số cơn gout cấp đều khởi phát đột ngột vào ban đêm. Và tại chỗ khớp viêm biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau, và hạn chế vận động.
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, ăn kém, sốt cao lạnh run,…
Cơn không điển hình: Biểu hiện viêm nhiều khớp cấp tính, không đối xứng. Thường ở chi dưới, biểu hiện viêm khớp bán cấp, tính chất viêm không dữ dội.
Viêm khớp gout mạn
Gout mạn là hậu quả của tình trạng mất cân bằng mãn tính giữa sự đào thải và sản xuất acid uric dến đến sự dư thừa quá mức và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp, màng, hoạt dịch, gần cơ,… với biểu hiện: hạt tophi, viêm khớp mãn tính do lắng đọng tinh thể urat. Bệnh thận do tăng acid uric (sỏi thận, suy thận).
Bệnh gout là một bệnh có xu hướng ngày càng phổ biến hiện nay. Để phòng tránh Gout, các bạn cần có một chế ăn và sinh hoạt cũng như tập luyện hợp lý.
Bệnh gút ở người cao tuổi.
Gút là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, tần suất lưu hành bệnh gia tăng theo tuổ;, thường ảnh hưởng nhiều khớp và biến dạng khớp.
Nguy cơ cao gây xuất huyết tiêu hóa và suy thận cấp cùng với việc đôi khi phải sử dụng thuốc chống đông ở người cao tuổi là hạn chế dùng kháng viêm NSAIDs ở nhóm tuổi này. Sử dụng corticosteroid bằng đường uống ngắn ngày và giảm liều trong khoảng 10-14 ngày thì tốt hơn NSAIDs có nhiều nguy cơ ở những bệnh nhân tuổi > 65.
Allopurinol là thuốc được lựa chọn để hạ acid uric máu ở người cao tuổi do sự suy giảm chức năng thận và cần điều chỉnh theo mức lọc cầu thận: liều 200mg/ngày nếu GFR < 60ml/phút; 100mg/ngày nếu GFR < 30ml/phút và liều 100mg mỗi 2 ngày ở bệnh nhân có GFR < 10ml/phút.