Bệnh u nang nhầy niêm mạc miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc do chấn thương, thường gặp nhất là niêm mạc môi dưới. Ngoài ra, tổn thương có thể ở các vị trí khác như sàn miệng, lợi, niêm mạc má, lưỡi.
Mucocele là một nang nhầy được tạo ra do sự thoát dịch của chất nhầy đến mô xung quanh khi ống bài tiết bị rách, hoặc sự ứ đọng của màng nhầy do tắc nghẽn ống bài tiết. U nang nhầy thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 25. Tuy nhiên, bệnh u nang này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ này là như nhau ở cả phụ nữ và nam giới. Hình thái của mucocele rất đặc trưng trong hầu hết các trường hợp và chẩn đoán được thực hiện chủ yếu trên cơ sở lâm sàng.
Hôm nay hãy cùng igtsucks.com tìm hiểu chi tiết về căn bệnh u nang nhầy niêm mạc miệng qua bài viết này nhé!
Đặc điểm của Mucocele
Mucocele xuất hiện ở niêm mạc môi dưới,niêm mạc má nướu răng, vòm miệng hoặc dưới lưỡi… Mucoceles có thể có những đặc điểm sau:
- Di chuyển và không đau
- Mềm, tròn
- Màu sắc hơi trong hoặc màu hơi xanh
- Đường kính 2-10 mm
Thương tổn trên lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của u nang nhầy là nốt hình mái vòm, trong suốt, chứa đầy chất nhầy, đường kính 1-15 mm, chỉ có một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn. Các thương tổn bề mặt có màu hơi xanh do các mao mạch phía dưới, trong khi đó, các thương tổn sâu có màu đồng nhất với niêm mạc môi. Thương tổn có thể bị chảy máu ở bên trong tạo ra màu đỏ tươi, thỉnh thoảng giống u mạch máu. Đôi khi bề mặt thương tổn trở nên trắng, thô ráp, bong vảy do các sang chấn lặp đi lặp lại.
U nang nhầy nông thường tồn tại vài ngày hoặc vài tuần rồi vỡ (thường là trong lúc nhai thức ăn), tự lành. Với các thương tổn tái đi tái lại sẽ tạo thành cục bướu ở mặt trong niêm mạc môi. Thương tổn không đau nhưng gây khó chịu, vướng víu do khối bất thường ở môi.
Nguyên nhân thường hay gặp
Bệnh u nang nhầy thường gặp nhất do chấn thương trong khoang miệng:
- Cắn môi (nguyên nhân phổ biến nhất)
- Cắn má
- Khuyên
- Chấn thương (va, đập…)
- Chấn thương mãn tính: răng giả, dụng cụ chỉnh nha…
- Nguyên nhân ít gặp hơn có thể do nhiễm nhuẩn răng miệng
Cách điều trị bệnh
Một số nang nhày thường tự tiêu sau một thời gian ngắn.
Các biện pháp loại bỏ tổn thương:
- Laser Co2
- Áp lạnh
- Phẫu thuật cắt bỏ
- Phẫu thuật tạo túi
Cách phòng bệnh
- Thông thường, việc tự tiêu của u nang nhầy cần có thời gian. Thỉnh thoảng, bạn nên kiểm tra u nang để đảm bảo rằng nó không bị nhiễm trùng và không bị to ra. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
- Nếu có thói quen cắn môi hoặc má, bạn nên bỏ những thói quen này. Thói quen có thể liên quan đến căng thẳng, lo lắng hoặc buồn chán. Theo dõi để xác định được tác nhân gây ra, bạn có thể tìm cách ngừng cắn môi và má. Nhai kẹo cao su không đường là phương pháp hữu ích để bỏ thói quen cắn môi mà không gây hại cho bản thân.
- Sau khi được xác định và chẩn đoán đúng, u nang nhầy có tỷ lệ hồi phục tốt. Đây là những u nang lành tính (không phải ung thư), vì vậy chúng không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe lâu dài.
- Các biến chứng lớn nhất với u nang nhầy là đau và khó chịu. Nếu bạn nghi ngờ có u nang nhầy trong hoặc xung quanh miệng, hãy đi kiểm tra ngay, tránh tự chẩn đoán. Bác sĩ của bạn sẽ đảm bảo rằng các vết sưng không liên quan đến một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư miệng.