Tin tức mới

Bệnh ghẻ ở trẻ em và những thông tin cần biết để phòng tránh bệnh

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 23 Second

Bệnh ghẻ là một loại phát ban rất ngứa bởi một con ve nhỏ, tám chân có tên là Sarcoptes scabiei gây ra, chúng chui vào da. Bệnh ghẻ thường lây lan khi tiếp xúc da kề da trong thời gian dài (ví dụ như nắm tay), thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học và cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị, bệnh ghẻ có thể lây cho tất cả các thành viên trong gia đình qua khăn trải giường, ghế dài và khăn tắm. Bọ ve và trứng của chúng có thể sống trên quần áo hoặc khăn trải giường từ một đến hai ngày. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc cha mẹ về bệnh ghẻ ở trẻ em.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

Bệnh do ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ, S.scabies) gây ra. Cái ghẻ đào hầm dưới da và đẻ trứng, gây các phản ứng miễn dịch và ngứa. Chúng rất nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường mà chỉ có thể thấy trên kính hiển vi.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Tác nhân gây ra bệnh ghẻ

Những trẻ nào có nguy cơ mắc ghẻ?

Con bạn có thể bị ghẻ khi tiếp xúc da kề da với người mắc bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan và bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ngay cả khi họ sạch sẽ cẩn thận.

Bệnh này phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh và có thể lây lan nhanh chóng qua các nhà trẻ, nhà trẻ và hộ gia đình. Bệnh ghẻ lây lan qua tiếp xúc cơ thể và bạn càng tiếp xúc nhiều với người bị bệnh càng làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, đó là lý do tại sao những người sống trong cùng một hộ gia đình đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh.

Vùng nào của cơ thể thường bị bệnh?

  • Đường chỉ bàn tay và các kẽ ngón tay
  • Nách
  • Lằn chỉ cổ tay, nếp gấp khuỷu tay và khoeo chân
  • Bụng, mặt trong đùi.
  • Vùng sinh dục, gồm cả mông
  • Ngón chân và các kẽ ngón chân
  • Bên cạnh và lòng bàn chân.

Triệu chứng của bệnh

  • Ngứa nhiều, đặc biệt về ban đêm
  • Rãnh ghẻ (đường hầm ghẻ, luống ghẻ)
  • Các mụn đỏ nhỏ, mụn nước
  • Các vết xướt, loét do gãi.

Con đường lây bệnh

Bệnh ghẻ lây lan do việc tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Bệnh cũng có thể lây do dùng chung quần áo, khăn tắm, ga chăn giường, và tiếp xúc da trực tiếp.

Con đường lây bệnh
Con đường lây bệnh

Chẩn đoán

Bệnh ghẻ được chẩn đoán khi có triệu chứng lâm sàng của ghẻ, có yếu tố dịch tễ (gia đình có người bị ngứa và biểu hiện lâm sàng tương tự) và có bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp của ký sinh trùng ghẻ. Hiện nay, Bệnh viện da liễu Trung ương sử dụng công nghệ Dermoscopy, phóng đại hình ảnh của da, để tìm hình ảnh gián tiếp của ghẻ như luống ghẻ, dấu hiệu delta. Dermoscopy an toàn, chính xác, không xâm lấn, giúp phát hiện sớm bệnh ghẻ.

Điều trị

Các thành viên trong gia đình đều cần phải được điều trị để tránh lây lại cho nhau.

Tùy thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Với người lớn và trẻ lớn, có thể kết hợp cả thuốc đường uống và thuốc dùng tại chỗ. Trong khi ở trẻ nhỏ, ưu tiên sử dụng các thuốc tại chỗ. Trẻ nên được khám bác sĩ da liễu để lựa chọn thuốc an toàn và phù hợp với lứa tuổi.

Những nốt sẩn đỏ, sẩn ngứa sẽ tồn tại bao lâu?

Các nốt sẩn ngứa của trẻ, đặc biệt ở bộ bận sinh dục có thể tồn tại tới 2 tháng hoặc lâu hơn. Bác sĩ có thể cho thuốc chống ngứa đường uống hoặc đường bôi để giảm ngứa. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu con quý vị vẫn xuất hiện nốt sẩn mới trong quá trình điều trị.

Làm thế nào để tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ ở vật dụng?

Tất cả quần áo, khăn tắm, ga giường, chăn, vải bọc ghế ngồi xe ô tô, ghế ngồi cho bé, và xe đẩy đã tiếp xúc với bất kỳ thành viên nào trong gia đình trong 3 ngày qua đều nên được giặt trong máy bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao trong ít nhất 20 phút để diệt ký sinh trùng. Với các đồ dùng không thể giặt được (gối, thú nhồi bông lớn) cần được để vào túi ni lông và buộc kín trong 3 ngày.

Biến chứng của bệnh ghẻ

Trẻ bị ghẻ có thể xuất hiện các biến chứng như ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, viêm cầu thận do liên cầu,… Vì vậy, trẻ cần được thăm khám và điều trị sớm.

Biến chứng của bệnh ghẻ
Biến chứng của bệnh ghẻ

Phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình

Các bác sĩ khuyên bạn nên giặt tất cả quần áo, khăn tắm và ga giường mà con bạn dùng trước đó 72 giờ bằng nước nóng hơn 60oC và làm khô bằng máy sấy. Hút bụi sàn nhà, đồ nội thất, thảm. Bịt kín bất kỳ thú nhồi bông hoặc đồ chơi nào không giặt được trong túi nhựa trong một tuần. Ve ghẻ không thể sống lâu như vậy nếu không có vật chủ là con người.

Các thành viên trong gia đình có tiếp xúc trực tiếp da kề da với trẻ nên được sự tư vấn của bác sĩ. Thời gian ủ bệnh của ghẻ có thể từ 6-8 tuần. Nên mọi người có thể bị ghẻ mà không hề hay biết cho đến khi cảm thấy ngứa. Nếu không được điều trị những người này có thể lại truyền ve ghẻ trở lại cho con bạn. Tốt nhất, tất cả mọi người nên được điều trị cùng một lúc để ngăn ngừa sự tái nhiễm.

>>> Tham khảo thêm những thông tin hay và bổ ích khác tại đây.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 91 − = 87