Tin tức mới

Phát hiện 4 “Hành tinh lang thang” giống Trái Đất trôi ngoài thiên hà

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 53 Second

Kính viễn vọng không gian Kepler thuộc NASA vừa phát hiện ra 1 loạt những hành tinh lang thang bí ẩn, chúng trôi tự do chứ không nằm trong bất kỳ một Hệ Mặt trời cố định nào. Theo tờ Science Alert, chỉ trong vòng hai tháng, những “thợ săn ngoại hành tinh” của NASA đã giúp những nhà thiên văn học ghi nhận được 27 tín hiệu lạ cho thấy một hành tinh lang thang có thể đang di chuyển ngang qua. Bốn tín hiệu trong số đó cho thấy một hành tinh lang thang có khối lượng tương đương với Trái đất chúng ta và có thể mang cùng kết cấu. Tìm hiểu hiện tượng này qua bài viết trong chuyên mục khoa học vũ trụ của chúng tôi.

Phát hiện 4 “Hành tinh lang thang” có khối lượng tương đương với Trái đất

“Hành tinh lang thang” là cụm từ ám chỉ những thế giới lang thang vô định, không có sao mẹ kìm giữ, nên trôi bất tận trong bóng tối vũ trụ. Vì không được chiếu sáng nên quan sát chúng rất khó. Ngoài 27 tín hiệu mà Kepler quan sát được; các đài thiên văn khắp thế giới chỉ ghi nhận được thêm 22 tín hiệu khác.

Phát hiện 4 “Hành tinh lang thang” có khối lượng tương đương với Trái đất
Phát hiện 4 “Hành tinh lang thang” có khối lượng tương đương với Trái đất

Tín hiệu dạng này gọi là “sự kiện microlensing” – thường chỉ là một điểm sáng tinh vi trong vũ trụ, hiện ra như “cái chớp mắt của con đom đóm giữa đường cao tốc”, theo mô tả của nhóm nghiên cứu. 4 sự kiện đặc biệt ngắn – đại diện cho 4 hành tinh lang thang giống Trái đất. Là những sự kiện quý giá nhất được ghi nhận.

Các giả thuyết của nhà khoa học về “hành tinh lang thang”

Đáng chú ý Kepler là kính viễn vọng đã “nghỉ hưu” của NASA. Nghiên cứu này dựa trên việc phân tích lại các dữ liệu mà nó đã thu thập được khi còn hoạt động. Vì vậy hoàn toàn có thể hy vọng các kính viễn vọng không gian mới hơn, đang hoạt động và sẽ được phóng lên sẽ giúp giải mã được bí ẩn về “hành tinh lang thang”.

Có nhiều giả thuyết về hành tinh lang thang: có thể chúng bị văng ra khỏi một hệ sao. Hoặc hình thành trực tiếp từ “hư vô”. Tức những đám khí và bụi trong một sự kiện bí ẩn nào đó, chứ không từ một đĩa tiền hành tinh quanh một ngôi sao.

Các giả thuyết của nhà khoa học về “hành tinh lang thang”
Các giả thuyết của nhà khoa học về “hành tinh lang thang”

Chúng dường như trôi không định hướng khắp thiên hà của chúng ta. Một số nghiên cứu thậm chí đã xem xét khả năng sinh sống được của dạng hành tinh này. Và các mặt trăng của chúng. Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Một số “hành tinh từ hư vô” hình thành tương tự với sao

Một Hành tinh lang thang (còn được gọi là hành tinh giữa các vì sao, hành tinh du mục; hành tinh tự do, hành tinh mồ côi, hành tinh liên thiên hà; hành tinh không có sao. Hoặc là hành tinh có khối lượng lớn) là một hành tinh có khối lượng lớn quay trực tiếp quanh thiên hà của nó.

Những vật thể này có thể đã bị đẩy ra hệ hành tinh của chúng hoặc hình thành mà chưa bao giờ bị ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của các ngôi sao hoặc sao lùn nâu. Riêng dải Ngân Hà có tới hàng tỉ hành tinh lang thang.

Nên IAU đề xuất gọi các vật thể này là sao dưới lùn nâu. Hầu hết các phương pháp tìm kiếm các ngoại hành tinh dựa vào quỹ đạo của các hành tinh qua ngôi sao chủ. Nhưng vì hành tinh từ hư vô không có sao chủ. Nên không thể dùng các phương pháp như vậy để tìm các hành tinh này.

Hai phương pháp được sử dụng là tìm kiếm lực hấp dẫn và hình ảnh trực tiếp. Hình ảnh trực tiếp cho phép các nhà thiên văn học quan sát nó lâu dài. Tuy nhiên chỉ có các vật thể lớn và trẻ mới có thể được quan sát bằng cách này. Vì những vật thể nhỏ hơn hoặc già hơn không có đủ bức xạ. Để cho các kính viễn vọng trên Trái Đất nhìn thấy.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 17 − = 8