Hội chứng buồng trứng đa nang là 1 hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi bệnh béo phì nhẹ và kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, cùng các dấu hiệu thừa androgen (ví dụ như là rậm lông, mụn trứng cá). Hầu hết bệnh nhân có nhiều nang ở trong buồng trứng. Chẩn đoán bằng xét nghiệm thai, và đo nồng độ hóc môn, chẩn đoán hình ảnh để loại trừ 1 khối u nam hóa.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ dễ tăng cân béo phì, biến chứng tim mạch. Tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT là viết tắc của High Intensive Interval Training) tốt hơn là luyện tập cường độ trung bình liên tục (MICT là viết tắt của Moderate Intensity Continuous Training). Để cải thiện sức khỏe chuyển hóa tim mạch của phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) xuất hiện ở 5 đến 10% phụ nữ. Ở Mỹ, đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh.
PCOS thường được định nghĩa như một hội chứng lâm sàng. Không phải sự hiện diện của nang buồng trứng. Nhưng thông thường, buồng trứng chứa nhiều nang noãn 2-6mm. Và đôi khi có nang lớn hơn chứa các tế bào sẹo. Buồng trứng có thể bị to ra với vỏ trơn bóng; dày hoặc có thể kích thước bình thường.
Hội chứng này liên quan đến sự rối loạn chức năng phóng noãn hoặc không phóng noãn. Và thừa androgen với nguyên nhân không rõ ràng. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân có bất thường chức năng của cytochrome P450c17. Ảnh hưởng đến 17-hydroxylase (tỷ lệ – hạn chế enzyme trong sản xuất androgen). Kết quả là tăng sản lượng androgen.
Tập thể dục cho phụ nữ mắc buồng trứng đa nang
Trong một nghiên cứu ở 27 phụ nữ ít vận động, tuổi từ 18-45. Có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 kg / m2 (trung bình là 36-37). Và được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Được chọn vào một chương trình tập thể dục có giám sát kéo dài 12 tuần. Theo phác đồ HIIT hoặc MICT. Nghiên cứu đã loại trừ những phụ nữ hút thuốc; đang mang thai, bị bệnh hoặc chấn thương có thể cản trở việc tập thể dục. Hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc ảnh hưởng đến insulin.
Cả hai phác đồ đều sử dụng xe đạp có khả năng đo các thông số. Trong phác đồ HIIT, bệnh nhân đạp hai lần mỗi tuần trong 12 khoảng thời gian 1 phút. Với nhịp tim tối đa 90% -100%. Xen kẽ với khoảng thời gian nghỉ ngơi 1 phút.
Vào ngày thứ ba mỗi tuần, bệnh nhân đạp với nhịp tim tối đa 90% -95%. Trong 6-8 khoảng thời gian duy trì trong 2 phút. Và xen kẽ với khoảng thời gian nghỉ ngơi là 2 phút. Chế độ MICT được sử dụng để so sánh với những người tham gia đạp đến 60% -70% nhịp tim tối đa của họ liên tục trong 50 phút 3 ngày mỗi tuần. Như vậy Tổng thời gian tập thể dục hàng tuần theo chế độ MICT là 150 phút, giảm một nửa xuống 75 phút trong chương trình HIIT.
Kết quả tập luyện
Kết quả vào cuối 12 tuần, không có nhóm nào có sự thay đổi đáng kể về trọng lượng trung bình hoặc BMI, và vòng eo giảm trung bình chỉ hơn 2 cm ở cả hai nhóm điều trị. Khối nạc tăng trung bình 1 kg ở nhóm HIIT, so với mức tăng trung bình không đáng kể 0,3 kg ở nhóm MICT.
Kết quả xét nghiệm cho thấy những phụ nữ tập theo chương trình HIIT có cải thiện đáng kể độ nhạy insulin (tăng 35%) và nồng độ hormone sinh dục gắn globulin (nồng độ androgen – hormon sinh dục nam giảm 39%), từ đó làm giảm nguy cơ tim mạch.
Từ kết quả này, BS Rhiannon K. Patten từ Viện Sức khỏe thuộc Đại học Victoria ở Melbourne, kết luận: “thay vì tập trung vào giảm cân, chúng tôi khuyến khích các phụ nữ bị PCOS chú trọng vào cải thiện sức khỏe bằng cách tập HIIT, càng sớm càng tốt”.
Xem thêm các bài viết khác tại igtsucks.com