Tin tức mới

Ảnh chụp hiện tượng cực quan trên sao Hỏa giống Trái Đất của tàu UAE

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 19 Second

Phiên bản ngoài vũ trụ được ghi lại của ánh sáng phương Bắc kỳ ảo trên Trái đất đã xuất hiện bí ẩn có phần ma mị và lạ lùng trong bức ảnh chụp sao Hỏa. Theo thông tin cho hay từ Cơ quan Vũ trụ UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), cực quang sao Hỏa đã có sự hình thành theo cách y hệt như cực quang Trái đất. Đó là những hạt từ gió mặt trời đã xuyên qua không gian, và đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa, chúng tương tác cùng với oxy trong tầng khí quyển phía trên rồi ion hóa khiến cho oxy phát sáng. Chi tiết về hiện tượng này như thế nào, mời các bạn đón xem bài viết của igtsucks.com

Vùng có cực quang phân tán khắp bóng đêm nơi hành tinh sao Hỏa

Cực quang Trái đất, với biệt danh đẹp đẽ là “ánh sáng phương Bắc”. Xuất hiện ở khu vực quanh Bắc Cực thường là hiện tượng được các nhiếp ảnh gia khắp nơi săn đón.

Cực quang của Trái đất tập trung về các cực theo đường sức của từ trường. Nhưng cực quang của sao Hỏa lại phân tán mờ ảo trong khắp vùng bóng đêm của nó. Bởi từ trường của hành tinh này đã bị phân rã khá sớm trong lịch sử hành tinh. Chỉ để lại những mảng từ tính được bảo tồn trong các khoáng chất từ hóa trong lớp vỏ.

Vùng có cực quang phân tán khắp bóng đêm nơi hành tinh sao Hỏa
Vùng có cực quang phân tán khắp bóng đêm nơi hành tinh sao Hỏa

Theo Science Alert, đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận rõ ràng về loại cực quang rời rạc này. Hiện tượng này cũng giúp cho giới khoa học rất nhiều trong việc lập bản đồ từ trường. Và nghiên cứu về sự mất mát từ trường của sao Hỏa. Sự mất mát từ trường này cũng liên quan đến mất mát khí quyển. Và có thể liên đới đến việc sự sống bị tuyệt chủng ở hành tinh đỏ.

Cực quang rời rạc của sao Hỏa qua ảnh chụp từ tàu vũ trụ của UAE

Nhóm sứ mệnh sao Hỏa của UAE cho hay, phát hiện này mang ý nghĩa cách mạng. Với hiểu biết của nhân loại về tương tác giữa bức xạ mặt trời; từ trường của sao Hỏa và bầu khí quyển của hành tinh này.

Sao Hỏa có 3 loại cực quang – proton, khuếch tán và rời rạc. Nhưng không loại nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mà chỉ quan sát được qua các dạng ánh sáng cực tím khác nhau bằng camera đặc biệt.

Hessa Al Matroushi, Trưởng nhóm khoa học sứ mệnh sao Hỏa của UAE chia sẻ: “Những bức ảnh chụp toàn cầu về cực quang rời rạc này là lần đầu tiên dạng quan sát chi tiết và rõ ràng như vậy được thực hiện trên toàn cầu. Cũng như trên các bước sóng không thể quan sát được trước đây”.

Cực quang rời rạc của sao Hỏa qua ảnh chụp từ tàu vũ trụ của UAE
Cực quang rời rạc của sao Hỏa qua ảnh chụp từ tàu vũ trụ của UAE

Ông lưu ý, hình ảnh cực quang sao Hỏa vừa chụp được có ý nghĩa rất lớn với sự hiểu biết của nhân loại. Về khoa học khí quyển và từ trường trên sao Hỏa. Cũng như cung cấp sự ủng hộ mới cho lý thuyết các cơn bão mặt trời không cần thiết. Để thúc đẩy cực quang sao Hỏa.

“Chúng tôi đã hoàn toàn thổi bay mười năm nghiên cứu về cực quang trên sao Hỏa với 10 phút quan sát” – Justin Deighan; Phó Trưởng ban Khoa học sứ mệnh sao Hỏa UAE, cho biết. Ông nhấn mạnh, quan sát này vượt xa mục tiêu khoa học ban đầu của sứ mệnh sao Hỏa của UAE.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 12 = 18