Tin tức mới

Tìm thấy quần thể san hô cổ đại 400 năm tuổi ở Úc

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 30 Second

Tháng 3 năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một quần thể san hô lớn có tuổi đời lên tới hơn 400 năm ở Úc. Rặng san hổ cổ đại này được người dân khu vực này gọi tên là Muga dhambi và chủ yếu bao gồm các polyp san hô sống nhiều thế hệ. Gần 500 năm, rặng san hô này vẫn tồn tại khỏe mạnh và có khả năng tự phục hồi đặc biệt. Trong khi các loài san hô dưới đại dương đang phải đối mặt với tương lai khó khăn do axit hóa đại dương thì sức sống của Muga dhambi được kỳ vọng sẽ đem đến những bài học mới.

Quần thể san hô khổng lồ Muga dhambi

Bên dưới làn nước lấp lánh ngoài khơi quần đảo Palm của Australia. Là một quần thể san hô cổ đại rộng nhất của rạn san hô Great Barrier. Với chiều ngang lên tới 10,4 mét. Được phát hiện vào tháng 3 trong một dự án khoa học ở độ sâu 7,4 mét. Trên một sườn rạn san hô cát. Rặng san hô được đặt tên là Muga dhambi (San hô lớn) bởi những người trông coi truyền thống của quần đảo. Những người Manbarra. Đây chủ yếu là nơi sinh sống của quần thể các polyp san hô sống đã tạo nên qua nhiều thế hệ.

Quần thể san hô khổng lồ Muga dhambi
Muga dhambi là một quần thể san hô cổ đại rộng nhất của rạn san hô Great Barrier

Muga dhambi thuộc chi san hô đá có tên là Porites. Cùng với 16 loài khác được tìm thấy trên rạn san hô Great Barrier. Chúng là một trong những loại san hô tạo rạn quan trọng nhất. Cung cấp nơi trú ẩn với các cấu trúc lớn mà các loài san hô khác tận dụng.

Nathan Cook, một nhà khoa học hàng hải tại Reef Ecologic. Một tổ chức phi chính phủ ở Úc chuyên về san hô. Nathan Cook cho biết: “Loài san hô khổng lồ này phát triển theo hình bán cầu. Có khả năng ưu tiên chiều rộng hơn chiều cao để ổn định. Khó có loài san hô cứng nào có thể mọc thật cao mà không bị gãy. Có rất nhiều góc chưa được khám phá của rạn san hô Great Barrier.”

Đặc điểm rặng san hô Muga dhambi

Trong khi hai bên sườn của san hô vẫn là nơi sinh sống cùng với các loài cộng sinh. Một phần trên đỉnh của nó lại trống rỗng. Thay vào đó, bọt biển màu xanh lá cây (Cliona viridis), tảo và thậm chí các loại san hô khác (Acropora và Montipora) đã cư trú ở đây. Sự cạnh tranh của chúng để giành lấy khoảng không gian còn lại. Vẽ những đường rõ ràng trên bề mặt xương của san hô.

Những bọt biển thường được tìm thấy ở phía hỗn loạn nhất của san hô. Nơi chúng tiếp xúc với dòng chảy lớn hơn. Để tạo điều kiện lọc nước cho vi khuẩn và các vi sinh vật khác ăn.

Đặc điểm rặng san hô Muga dhambi
Một phần trên đỉnh của rạn san hô trống rỗng

Các nhà nghiên cứu cảnh báo: “Sự phát triển của bọt biển có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kích thước và sức khỏe của san hô”. Smith và nhóm nghiên cứu giải thích. Các phần mô san hô có thể chết. Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi thủy triều xuống hoặc nước ấm.

San hô cổ đại đã có hơn 400 năm tuổi

Muga dhambi là loài san hô cao thứ 6 được đo ở rạn san hô Great Barrier. Cao 5,3 mét. Dựa trên chiều cao, nhóm nghiên cứu ước tính nó nằm trong khoảng từ 421 đến 438 năm tuổi.

Khi xem xét các sự kiện môi trường quan trọng ít nhất kể từ năm 1575. Các nhà nghiên cứu nhận thấy. Cộng đồng san hô này rất cứng rắn. Khi đã sống sót sau gần 100 sự kiện tẩy trắng. Và lên đến 80 cơn lốc xoáy lớn trong suốt thời gian tồn tại của nó. Cũng như chất lượng nước suy giảm do dòng chảy của trầm tích.

“Nó có khả năng phục hồi một cách lạ thường. Khi đã tồn tại qua sự tẩy trắng san hô; các loài xâm lấn; lốc xoáy; thủy triều xuống thấp nghiêm trọng. Và các hoạt động của con người trong gần 500 năm qua”. Nhà sinh thái biển Adam Smith của Đại học James Cook và các đồng nghiệp cho biết.

Với tương lai ảm đạm mà san hô đang phải đối mặt. Do quá trình axit hóa đại dương và sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ việc theo dõi Muga dhambi.

Hiện tại, Muga dhambi vẫn còn đầy ắp sự sống. Với 70% là nơi sinh sống của san hô sống. Nếu chúng ta thực hiện các hành động do các nhà khoa học khuyến nghị. Vẫn còn cơ hội để giữ cho cộng đồng san hô cổ đại này tồn tại trong nhiều năm nữa.

Xem thêm các bài viết về Đại dương học.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 3 + 3 =