Tin tức mới

Bệnh cường giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 47 Second

Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp và làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Bệnh cường giáp nếu không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và phía trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp và làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Vì vậy, bệnh nhân cường giáp có sự tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam và bất kì độ tuổi nào. Triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm: triệu chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, bệnh lý mắt do bệnh Basedow và phù niêm trước xương chày.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp
Tác nhân gây bệnh cường giáp

Ngoài ra, bướu giáp đơn nhân, đa nhân hóa độc; và một số thuốc như amiodarone là những nguyên nhân khác gây cường giáp.

Triệu chứng lâm sàng cường giáp

Triệu chứng lâm sàng cường giáp bao gồm: mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế), run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực; sụt kí mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.

Chẩn đoán bệnh

Cường giáp được chẩn đoán bằng xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm TSH; và hormone giáp, trong đó TSH giảm và hormone giáp tăng. Ngoài ra, xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm máu cũng được sử dụng để xác định nguyên nhân gây cường giáp.

Phương pháp chính điều trị cường giáp

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp: giúp ức chế sản xuất hormone giáp.
  • Iod phóng xạ: phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Mỗi phương giáp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Phương pháp chính điều trị cường giáp 
Điều trị cường giáp

Chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều iod. Như: rong biển, hải sản, thực phẩm bổ sung iod hoặc thức ăn có phẩm màu màu đỏ…

Biến chứng

Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ); suy tim sung huyết.
  • Loãng xương: xương yếu và dễ gãy.
  • Bất thường mắt: bệnh Basedow sẽ gây lồi mắt, mắt sưng và đỏ; nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi và nặng nề nhất là mù.
  • Bão giáp: là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Bão giáp thường xảy ra trên người bệnh cường giáp không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương…

Vì vậy, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

>>> Tham khảo thêm chuyên mục Bệnh & Thông tin bệnh

Đối tượng dễ mắc bệnh

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cường tuyến giáp cao hơn nam giới từ 2-10 lần. Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nếu:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp
  • Có các vấn đề sức khỏe khác; bao gồm:Thiếu máu ác tính: Tình trạng gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin B12
Đối tượng dễ mắc bệnh
Đối tượng dễ mắc bệnh cường giáp
  • Bệnh tiểu đường loại 1
  • Suy thượng thận nguyên phát, rối loạn nội tiết tố
  • Sử dụng một lượng lớn thực phẩm có chứa i-ốt chẳng hạn như tảo, rong biển; hoặc sử dụng các loại thuốc có chứa i-ốt, chẳng hạn như amiodarone
  • Người lớn hơn 60 tuổi, đặc biệt phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Đã phẫu thuật tuyến giáp hoặc có vấn đề về tuyến giáp; chẳng hạn như bướu cổ.

Cách phòng tránh hiệu quả

Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh cường giáp không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này; người dân cần có thói quen thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên bên cạnh đó thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý bằng các biện pháp như:

Luyện tập thể dục thường xuyên

Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt. Giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.

Bổ sung đủ i-ốt

Việc thừa hoặc thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng i-ốt cần thiết. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng i-ốt hàng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi. Sản phụ cũng như người cao tuổi.

Dinh dưỡng hợp lý

Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp. Các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây. Đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây… Các loại ray xanh như cải xoăn, súp lơ…

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 54 + = 58