Tin tức mới

Trung Quốc sẽ cho tàu vũ trụ Hằng Nga 6 lấy mẫu vật vùng tối của mặt trăng

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 5 Second

Hiện tại, Trung Quốc đang chuẩn bị những công đoạn để phóng chiếc tàu vũ trụ Hằng Nga 6 tới vùng trũng Nam Cực – Aitken ở vị trí vùng tối của Mặt trăng để mang mẫu đất đá ở nơi đó về Trái đất. Quay lại vào thời gian tháng 11 năm ngoái, Tàu Hằng Nga 5 của Trung Quốc cũng đã thu thập được khoang hồi quyển chứa mẫu vật thể có khả năng là mẫu đá Mặt trăng có niên đại nhỏ nhất. Hiện nay, theo như những thông tin được biết thì chiếc tàu dự phòng cho nhiệm vụ đó là Hằng Nga 6 hiện chuẩn bị cho nỗ lực lấy mẫu vật khó khăn hơn nằm ở vùng tối của Mặt trăng vào năm 2024. Chi tiết như thế nào hãy đón xem bài viết trong chuyên mục khoa học vũ trụ hôm nay.

Thế nào là vùng tối của mặt trăng?

Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng (đôi khi được biết đến với cái tên Mặt tối của Mặt Trăng) là bán cầu của Mặt Trăng luôn quay lưng lại Trái Đất. Địa hình của nửa này khá gồ ghề với vô số miệng núi lửa tác động và tương đối ít hố bằng phẳng. Nó có một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong hệ mặt trời, lưu vực Nam Cực – Aitken. Cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời.

Sau đó là hai tuần chìm trong đêm tối. Nửa này đôi khi được gọi là “mặt tối của Mặt trăng”. Có nghĩa là không nhìn thấy được từ Trái Đất, chứ không phải vì thiếu ánh sáng. Khoảng 18% của nửa này của Mặt Trăng đôi khi được nhìn thấy từ Trái Đất. Do hiệu ứng đu đưa của Mặt Trăng. 82% còn lại vẫn chưa được quan sát cho đến năm 1959.

Vùng tối của mặt trăng
Vùng tối của mặt trăng là nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng

Khi tàu thăm dò không gian Luna 3 của Liên Xô chụp ảnh được. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã xuất bản bản đồ đầu tiên ở nửa này vào năm 1960. Năm 1968, các phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 8 là những người đầu tiên quan sát trực tiếp vùng này khi họ bay quanh Mặt Trăng. Cho đến nay, chưa có người nào từng đứng trên nửa bề mặt này của Mặt Trăng. Các nhà thiên văn học đã đề nghị lắp đặt một kính viễn vọng vô tuyến lớn ở nửa bên này của Mặt Trăng. Nơi Mặt Trăng sẽ che chắn nó khỏi sự can thiệp sóng vô tuyến có thể xảy ra từ Trái Đất.

Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 đang chuẩn bị lấy mẫu vật ở vùng tối Mặt Trăng

Hu Hao, kỹ sư trưởng tại Trung tâm kỹ thuật vũ trụ và khám phá Mặt trăng Trung Quốc, thông báo tàu thăm dò Hằng Nga 6, bao gồm tàu quay quanh quỹ đạo, trạm đổ bộ, phương tiện hạ cánh xuống Mặt trăng và khoang hồi quyển, sẽ nhắm tới vùng trũng Nam Cực – Aitken (SPA). Vùng trũng SPA là miệng hố va chạm cổ đại khổng lồ có đường kính khoảng 2.500 km.

Chiếm gần 1/4 vùng tối của Mặt trăng. Miệng hố va chạm này được đánh giá là lâu đời nhất trên Mặt trăng. Chứa manh mối quan trọng về lịch sử của nó và hệ Mặt Trời. Trước đây, Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ từng đề xuất nhiệm vụ tương tự ở vùng trũng SPA như ưu tiên nghiên cứu trong chương trình Vision and Voyages for Planetary Science vào giai đoạn 2013 – 2022.

Trạm đổ bộ Hằng Nga 4 của Trung Quốc và robot tự hành Thỏ Ngọc 2 lần đầu tiên hạ cánh ở vùng tối của Mặt trăng năm 2019. Hiện nay, chúng đang khám phá và truyền dữ liệu từ khu vực hạ cánh ở miệng hố Von Kármán bên trong vùng trũng SPA. Nhưng việc phân tích mẫu đá từ khu vực này trên Trái đất sẽ giúp xác định niên đại của miệng hố va chạm.

Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 đang chuẩn bị lấy mẫu vật ở vùng tối Mặt Trăng
Tàu vũ trụ Hằng Nga 6 đang chuẩn bị lấy mẫu vật ở vùng tối Mặt Trăng

Cung cấp hiểu biết về lịch sử hình thành Mặt trăng. Nhà chức trách Trung Quốc chưa tiết lộ địa điểm hạ cánh chính xác bên trong vùng trũng SPA. Trải dài từ miệng hố Aitken ở 18 độ vĩ nam tới Cực Nam của Mặt trăng.

Hằng Nga 6 sẽ mang theo nhiều trang bị từ những đối tác quốc tế

Nhiệm vụ Hằng Nga 6 sẽ mang theo nhiều trang bị từ các đối tác quốc tế. Pháp sẽ cung cấp máy dò mang tên DORN. Để nghiên cứu nguyên tố radon và quá trình nó thoát ra từ tầng phong hóa trên Mặt trăng. Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia Italy (INFN) sẽ cung cấp thiết bị phản xạ laser ngược.

Dùng để phản chiếu ánh sáng trở lại nguồn của nó. Cho phép các nhà khoa học đo thời gian của hành trình. Và quy đổi thông tin thành khoảng cách chính xác. Một thiết bị khác hợp tác giữa Trung Quốc và Nga sẽ tìm hiểu khả năng; tồn tại băng chứa nước trên bề mặt. Trong khi đối tác Thụy Điển sẽ tập trung vào phát hiện ion âm.

Hằng Nga 6 là phần đầu trong dự án hợp tác với Nga. Để thiết lập Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế. Vùng tối của Mặt trăng không bao giờ quay về phía Trái đất. Do đó tàu Hằng Nga 6 sẽ cần vệ tinh chuyển tiếp để liên lạc với Trái đất. Vệ tinh Ô Thước đã đảm nhận vai trò này trong nhiệm vụ Hằng Nga 4. Và có thể hỗ trợ cả Hằng Nga 6.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 12 − = 3