Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát ở một người nhiều lần do cơ thể người không thể tạo ra khả năng miễn dịch suốt đời đối với căn bệnh này. Vậy triệu chứng và điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng igtsucks.com tìm hiểu ngay về bệnh đau mắt đỏ qua bài viết này nhé!
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa do vi khuẩn hoặc virus hay do phản ứng dị ứng với một số tác nhân như hóa chất và môi trường, triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh.
Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
Chẩn đoán bệnh
- Đánh giá lâm sàng
- Đôi khi phải nuôi cấy
Thông thường, chẩn đoán bệnh viêm kết mạc dựa vào tiền sử và xét nghiệm, thường bao gồm khám sinh hiển vi với nhuộm huỳnh quang của giác mạc, và nếu nghi ngờ glôcôm thì cần đo nhãn áp. Để ngăn ngừa lây nhiễm sang các bệnh nhân và nhân viên khác, khử trùng tỉ mỉ các thiết bị tiếp xúc với mắt đặc biệt quan trọng sau khi khám bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc.
Các bệnh khác có thể gây ra mắt đỏ. Đau sâu ở mắt bị bệnh khi ánh sáng rọi vào mắt lành (sợ ánh sáng thực sự) không gặp trong viêm kết mạc đơn thuần và gợi ý bệnh lý của giác mạc hoặc bán phần trước. Cương tụ kết mạc rìa (đôi lúc được mô tả là cương tụ thể mi) là các mạch máu sâu, mảnh, thẳng, giãn tỏa theo hình nan hoa ra ngoài vùng rìa 1 đến 3 mm và không có cương tụ ở kết mạc nhãn cầu và kết mạc sụn mi. Cương tụ thể mi gặp trong viêm màng bồ đào , glôcôm cấp tính, và một số loại viêm giác mạc nhưng không phải với viêm kết mạc đơn thuần.
Nguyên nhân của bệnh
Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt
Bệnh lây do thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng vô tình mang virus từ bên ngoài vào cơ thể.
Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao; môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn
Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhanh và nhiều.
Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.
Triệu chứng đau mắt đỏ do virus
- Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Với các triệu chứng:
- Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.
- Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, ghèn bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.
- Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
- Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.
- Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai. Dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidan sưng to.
Cách phòng ngừa
- Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay.
- Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi.
- Tra nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
- Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
- Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn. Nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.
- Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.
Cách điều trị
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt; bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn.
- Không chế dung day dụi mắt, sở mắt.
- Chú ý nghỉ ngơi , chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đế kháng; và giúp bệnh mau phục hồi.
- Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt và hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.