Bộ pin mặt trời nổi với công suất 555MW có khả năng chống chịu bão; được thiết kế và phát triển bởi công ty SolarDuck. Bộ pin mặt trời nổi công suất lớn này được phát triển nhằm khai thác tối ưu nguồn năng lượng mặt trời. Đặc biệt hữu dụng ở những quốc gia có diện tích đất liền khiêm tốn. Các bộ pin sẽ được đặt ở các đại dương và nổi trên mặt nước. Bên cạnh ưu điểm có công suất cực lớn; bộ pin mặt trời nổi này còn chống chịu được những cơn bão lớn.
Điện mặt trời nổi là gì? Chúng hoạt động như thế nào?
Năng lượng mặt trời nổi là một khái niệm tương đối mới. Bằng sáng chế đầu tiên cho loại công nghệ này được đăng ký vào năm 2008. Kể từ đó, năng lượng mặt trời nổi đã được lắp đặt chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh.
Điện mặt trời nổi còn được gọi là quang điện nổi (FPV floating photovoltaic hay floatovoltaics). Là bất kỳ loại hệ thống năng lượng mặt trời nào nổi trên mặt nước. Hệ thống tấm pin cần phải được lắp vào một cấu trúc nổi để giữ chúng ở trên bề mặt. Nếu bạn bắt gặp một công trình lắp đặt nổi; rất có thể nó nằm trong một hồ hoặc lưu vực vì mặt nước nói chung tĩnh hơn đại dương. Việc lắp đặt các cấu trúc nổi trên các hồ nước lớn do con người tạo ra. Chẳng hạn như các hồ chứa cũng rất phổ biến.
Bộ pin mặt trời nổi nhằm phục vụ dự án năng lượng ngoài khơi
SolarDuck, nhà thiết kế và sản xuất bộ pin mặt trời nổi, phát triển hệ thống công suất 555 MW; phục vụ dự án năng lượng ngoài khơi trong những năm tới.
Kết hợp với Pondera, công ty tư vấn và phát triển dự án về năng lượng tái tạo; SolarDuck hướng tới phát triển pin mặt trời nổi mới từ năm 2023 đến 2025. Trong khi dự án đầu tiên đặt ở Hà Lan, nhiều dự án tương lai sẽ nằm ở Đông Nam Á. SolarDuck và Pondera phát triển công nghệ điện mặt trời mới; để cung cấp năng lượng tái tạo cho các thành phố và khu vực trên toàn cầu. Mục tiêu của họ là nơi có nguồn ánh sáng dồi dào. Nhưng gặp khó khăn trong khai thác năng lượng mặt trời. Do đất đai khan hiếm (ví dụ khu đô thị đông đúc trên quần đảo như Singapore).
Công nghệ của SolarDuck cung cấp thêm lựa chọn cho các cộng đồng và doanh nghiệp vượt qua trở ngại từ khan hiếm đất và tiếp cận năng lượng sạch với mức giá cạnh tranh. Năm 2023, hai công ty đặt mục tiêu phát triển bộ pin mặt trời nổi công suất 5 MW. Đây là mức công suất điện trong điều kiện lý tưởng; trời quang mây và không có sự cố gây gián đoạn hoạt động.
Công suất trong lai của bộ pin mặt trời nổi lên đến 555 MW
Cuối năm 2025, SolarDuck và Pondera sẽ nâng tổng công suất điện mặt trời lên 555 MW. Họ đã bắt tay vào thăm dò những địa điểm phù hợp cho dự án tương lai. Cả hai công ty đều có trụ sở ở Hà Lan. Pondera từng thực hiện các dự án năng lượng tái tạo có công suất hơn 10 GW. Trong khi đó, SolarDuck quy tụ nhiều chuyên gia về hàng hải và năng lượng, chuyên sản xuất điện mặt trời ngoài khơi.
Đầu năm nay, SolarDuck thử nghiệm giàn pin mặt trời nổi gọi là “Demonstrator”; đặt ở thượng nguồn sông để mô phỏng tác động của gió và nước giữa biển khơi. Phiên bản Demonstrator tiếp theo sẽ lớn gấp 13 lần. Và có thể chịu gió bão vốn thường gặp ở Florida và Bermuda; theo Don Hoogendoorn, giám đốc công nghệ của SolarDuck. Không chỉ vậy, hệ thống còn có thể tùy chỉnh để đặt ở cửa sông, cảng tự nhiên và khu vực gần bờ, chịu được sóng cao 3m.