Chữa những bệnh thần kinh, giao tiếp bằng ý nghĩ, tăng cường trí thông minh… là các điều mà chip não của Neuralink có thể đem đến cho con người nếu như dự án thành công. Gần đây, công ty Neuralink của Elon Musk dùng thử nghiệm cấy chip lên não khỉ thành công và đăng đoạn video cho thấy chú khỉ có thể tự chơi game bằng tâm trí và không cần dùng thanh điều khiển. Nhân dịp đó, Elon Musk thông báo Neuralink sẽ bắt đầu cuộc thử nghiệm chip não trên con người vào cuối năm nay, phối hợp cùng với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Elon Musk tiếp tục đẩy tham vọng ‘cộng sinh’ với AI đi xa
Sự kiện này hẳn sẽ khiến nhiều người tự hỏi: Công nghệ chip não có thể đem đến cho con người điều gì? Trước mắt, kế hoạch của Neuralink là dùng chip não giúp những người bị liệt do chấn thương não hoặc cột sống, hỗ trợ họ điều khiển các thiết bị điện tử bằng tâm trí. Nhờ đó, những bệnh nhân bị liệt, bị tai biến mạch máu não có thể tự làm mọi thứ một mình.
Người cấy chip Link cũng có thể điều khiển tay chân giả bằng các tín hiệu và chip sẽ phản hồi đến hệ thần kinh. Để khiến trải nghiệm trở nên chân thật nhất có thể.
Neuralink cũng tuyên bố công nghệ của họ có thể khắc phục chứng trầm cảm, nghiện ngập, mù lòa, điếc và hàng loạt chứng rối loạn thần kinh khác. Tất cả sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng thiết bị cấy ghép để kích thích các vùng não liên quan đến các tình trạng này.
Ngoài việc điều trị, giao diện máy – não còn có nhiều ứng dụng khác. Như hỗ trợ người cấy ghép tương tác với máy tính nhanh hơn dùng tay hoặc giọng nói.
Người cấy Link trong não có thể nhập tin nhắn nhanh bằng tốc độ suy nghĩ. Không bị giới hạn trong cử động của ngón tay cái. Họ chỉ cần nghĩ tin nhắn và thiết bị sẽ chuyển ý nghĩ thành văn bản. Sau đó, văn bản sẽ được phát thông qua phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói.
Việc cấy chip cho con người phức tạp hơn so với việc cho một con khỉ cấy chip chơi game
Điều thú vị hơn là khả năng kết nối bộ não với đám mây và tận dụng những nguồn tài nguyên ở đó. Về lý thuyết, có thể tăng cường trí thông minh “nguyên bản” của một người bằng cách truy cập vào trí tuệ nhân tạo (AI) trên đám mây. Trí thông minh của con người nhờ thế sẽ tăng lên rất nhiều. Hãy tưởng tượng hai hoặc nhiều người có thể kết nối không dây với nhau. Thông qua thiết bị cấy ghép và trao đổi những hình ảnh, ý tưởng. Khi làm như vậy, họ sẽ truyền đạt nhiều thông tin hơn chỉ trong vài giây.
Nhưng nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ này. Việc cấy chip cho con người phức tạp hơn. So với việc cho một con khỉ cấy chip chơi game. Anna Wexler – giáo sư về đạo đức và chính sách y tế tại Đại học Pennsylvania (Mỹ); cho biết: “Khoa học thần kinh còn lâu mới hiểu được cách tâm trí hoạt động, càng không có khả năng giải mã tâm trí”.
Đồng thời, tác hại tiềm ẩn của công nghệ chip não vẫn khiến các nhà nghiên cứu lo ngại. Nếu không có hệ thống bảo mật, tin tặc có thể hack vào các chip. Cố tình chuyển hướng sai các hành động của người cấy chip. Hậu quả có thể gây tử vong cho nạn nhân.
Liệu AI sẽ áp đặt quan hệ chủ nô và điều khiển con người?
Số khác lo rằng AI hoạt động trên giao diện máy – não có thể lấn át, kiểm soát bộ não của vật chủ. AI sẽ áp đặt quan hệ chủ nô và điều khiển con người. Bản thân Elon Musk cũng cho rằng AI có khả năng đe dọa cho nhân loại. Nên ông đề xuất con người nên hợp nhất với AI để loại bỏ mối đe dọa đó.
Theo The Conversation, các công ty như Neuralink, NextMind, Kernel; nên đầu tư vào nghiên cứu phương thức ngăn chặn tấn công chip não. Chưa kể, chip não còn phải dễ sửa chữa, dễ thay thế và tháo ra trong trường hợp trục trặc. Hoặc nếu người đeo không muốn dùng nữa. Và khi tháo ra phải không gây tổn hại cho não.
Dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng những ca phẫu thuật não đã tồn tại vài thập kỷ. Và được thực hiện một cách an toàn. Giao diện máy – não cũng đã được các nhà nghiên cứu khoa học thần kinh nghĩ đến từ lâu. Điều còn thiếu là giải pháp kỹ thuật giúp con người có thể kết nối không dây với thiết bị cấy ghép.