Bạn đã từng nghe đến rác thải nhựa ra ngoài môi trường chưa? Đó là cụm từ dùng để chỉ những loại sản phẩm được làm từ nhựa đã sử dụng, không dùng đến thì vứt bỏ. Những loại rác thải nhựa này có thể là túi nhựa, cốc nhựa, chai nhựa,…Đặc tính các loại rác thải này là rất khó khăn để phân hủy, phải phân hủy trong thời gian lâu dài. Cho nên việc quản lý các chất thải nhựa là điều vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm để bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa. Đây cũng được xem là nhiệm vụ và mục tiêu lớn cho ngành Công thương. Cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới bài viết sau.
Sẽ dùng 100% túi nilon thân thiện môi trường tại khu mua sắm
Đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có thể sẽ sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường. Tại các nơi mua sắm cộng đồng. Chẳng hạn như các trung tâm thương mại, siêu thị. Phục vụ cho các mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy. Góp phần làm giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương. Giảm dần mức sản xuất, sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt…
Đề án đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu lớn cho ngành Công thương
Đề án cũng đưa ra các nhiệm vụ và mục tiêu lớn cho ngành Công Thương trong thời gian tới. Bao gồm: Hướng dẫn các cơ sở sản xuất thay đổi thiết kế bao bì và sản phẩm nhựa theo hướng giảm tối đa định mức nguyên liệu hay sản phẩm nhựa; hỗ trợ, thúc đẩy cơ sở sản xuất tăng dần tỷ lệ nguyên liệu nhựa tái chế trong các sản phẩm hàng hóa.
Chỉ đạo tổ chức, thực hiện, vận động doanh nghiệp sản xuất, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đăng ký tham gia phong trào chống rác thải nhựa; chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình trung tâm thương mại, chợ, siêu thị không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế, lĩnh vực sản xuất sản phẩm này có sử dụng phế liệu nhựa gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường.
Đánh giá nhu cầu dùng phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá nhu cầu sử dụng phế liệu nhựa. Làm nguyên liệu sản xuất trong nước. Và nhu cầu nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài. Làm cơ sở để điều chỉnh danh mục phế liệu. Được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác quản lý. Giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019. Về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải này ngành Công Thương. Lồng ghép các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Thông qua thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030.
Thúc đẩy sáng kiến giảm chất thải nhựa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng
Thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường nhằm để làm giảm thiểu phát chất thải này. Từ khâu sản xuất tới phân phối và tiêu dùng. Thay thế từng bước sử dụng các loại túi nilon khó phân hủy. Bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua tuyên truyền. Nâng cao nhận thức cho mọi người dân và các doanh nghiệp.
Hàng loạt các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp lớn trên cả nước từ năm 2019. Đã có những chương trình sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Trong các bao gói thực phẩm để thay thế túi nilon. Chẳng hạn như: AEON Việt Nam, Big C, MM Mega Market, VinMart, Vinamilk… Bên cạnh đó, các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương. Cùng doanh nghiệp trong ngành cũng đã có những hành động cụ thể. Như: Hạn chế sử dụng nước đóng trong chai mủ dùng một lần tại các cuộc họp. Đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm thay thế và tiếp tục triển khai sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Thay thế bao bì nilon sử dụng một lần…