Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường (tiểu đường) sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh và chăm sóc bản thân hoặc người thân khi mắc bệnh.
Bệnh đái tháo đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng rõ ràng để đề phòng. Người bệnh nếu không biết cách kiểm soát bệnh rất dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Igtsucks.com mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những điều cần biết để chủ động hơn trong việc chống lại căn bệnh này nhé!
Thông tin về bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý về nội tiết; trong đó cơ thể thiếu hụt insulin (thiếu hụt hoàn toàn hoặc thiếu hụt một phần) do tuyến tụy tiết ra. Có thể kèm theo đề kháng insulin hoặc không.
Các biến chứng của bệnh
Sau 3 đại dịch nhân loại bao gồm tim mạch, ung thư và AIDS thì tiểu đường trở thành đại dịch thứ 4, bởi sự chủ quan của người bị bệnh đã dẫn đến những biến chứng hết sức nặng nề.
Biến chứng cấp tính:
- Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực. Nguyên nhân gây biến chứng cấp tính có thể là do bệnh nhân dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, lạm dụng rượu bia, tập luyện quá sức…
- Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình, bệnh nhân có thể chỉ cần ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
- Trường hợp hạ đường huyết nặng thì bệnh nhân cần được nhanh chóng đưa đi cấp cứu và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%. Bệnh nhân bị tăng đường huyết quá cao có thể rơi vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống và tập luyện
Ăn uống như thế nào để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu là điều rất cần thiết và quan trọng đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên ăn ít trong mỗi bữa ăn, ăn đều đặn, không bỏ bữa và nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Đối với những trường hợp đang chích insulin thì nên ăn 3 bữa chính trong ngày.
- Kiêng ăn uống các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt… Và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo…
- Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Nên ăn cá nhiều hơn thịt.
- Không nên ăn mặn và tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn như: mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả…
- Giảm ăn các loại trái cây ngọt như: cam, quýt, bưởi, dưa hấu, sầu riêng, xoài; Nên ăn trái cây ít ngọt: táo, sơri…
- Uống đủ nước, ít nhất là 2 lít/ngày
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Như: rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu.
Tập thể dục
Việc tập thể dục làm cho tim đập điều hòa, mạnh mẽ và làm mức đường trong máu. dễ kiểm soát hơn. Người bệnh tiểu đường nên chọn những loại hình thể dục cần hoạt động chân tay nhiều và đều đặn như: chạy bộ, đi bộ, xe đạp, bơi lội… Mỗi ngày khoảng 30-45 phút và 5 ngày/tuần. Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn,
Ngoài chế độ ăn uống thích hợp và luyện tập thể dục đều đặn. Bệnh nhân phải được bác sĩ thường xuyên theo dõi để có những hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh lý và những bệnh lý đi kèm nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định thuốc của bác sĩ
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ, điều trị ĐTĐ theo cá thể hóa; nghĩa là tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Sau khi thăm khám BS sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân đó
Việc kê toa thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố kết hợp: độ tuổi; thời gian mắc bệnh; loại ĐTĐ, các bệnh lý đi kèm (thận, tim, gan…). Từ đó, bác sĩ sẽ xác định mục tiêu điều trị và đưa ra toa thuốc phù hợp.
Tóm lại khi điều trị ĐTĐ, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý. Tập thể dục đều đặn, uống thuốc theo đơn BS; tái khám định kỳ để theo dõi điều trị ổn định.
Bác sĩ chuyên môn có lời khuyên để phòng bệnh ĐTĐ:
- “Thứ nhất, hãy duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng đường, đạm, chất béo; rau củ quả, vitamin và khoáng chất.
- Thứ hai, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng lý tưởng, điều này. Không chỉ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh đái tháo đường mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chúc mọi người sống lành mạnh.”