Có lẽ sẽ có nhiều người nghĩ rằng những loại rác thực phẩm hoàn toàn không gây hại cho môi trường. Thế nhưng, đó là một ý nghĩ vô cùng sai lầm. Theo một báo cáo Chỉ số thực phẩm năm 2021 cho biết, thực phẩm thải bỏ ra bên ngoài không chỉ làm phí phạm thức ăn, lãng phí tiền của. Mà nó còn gây hại cho môi trường sống của chúng ta. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống môi trường ở bên ngoài. Hãy cùng với chúng tôi xem lại những tác hại của việc lãng phí thực phẩm, theo dõi thêm những số liệu thống kê của UNEP. Từ đó mà có thể rút ra được một bài học ý nghĩa, quan trọng cho con người. Góp phần làm giảm, hạn chế rác thực phẩm, bảo vệ môi trường ngày càng tốt đẹp hơn nhé.
Thế giới đang lãng phí gần một tỷ tấn thực phẩm mỗi năm
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy rằng. Trên thế giới đang lãng phí gần một tỷ tấn thực phẩm mỗi năm. Cho thấy được con số này đang cao gấp đôi so với những ước tính của trước đó. Theo Báo cáo Chỉ số Chất thải thực phẩm năm 2021 từ Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và tổ chức đối tác WRA. Họ đã xem xét chất thải thực phẩm ở các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và gia đình. Bao gồm cả thực phẩm và các bộ phận không ăn được như xương và vỏ. Đây là báo cáo được thu thập, phân tích và lập mô hình dữ liệu về chất thải thực phẩm toàn diện nhất cho đến nay, đồng thời đưa ra phương pháp luận cho các quốc gia để đo lường chất thải thực phẩm.
Trung bình mỗi thành viên trong gia đình thải 74kg thực phẩm mỗi năm
Báo cáo cho thấy, trung bình mỗi thành viên trong một hộ gia đình thải ra 74 kg thực phẩm mỗi năm. Đây là thực trạng mà cả nước giàu và nước nghèo đều phải đối diện. Báo cáo của LHQ cũng bao gồm dữ liệu về rác thải thực phẩm trong các nhà hàng và cửa hàng, chiếm 17% tổng số thực phẩm bị thải bỏ. Ngoài ra, có một số thực phẩm bị thất thoát trong các trang trại và cả trong chuỗi cung ứng, nghĩa là có một phần ba trong tổng số thực phẩm không bao giờ được ăn.
Tác hại của việc lãng phí thực phẩm
Thực phẩm bị thải bỏ không chỉ phá hỏng nỗ lực giúp hàng tỷ người đang bị đói hoặc không đủ khả năng có một chế độ ăn lành mạnh. Mà còn gây hại cho môi trường. Lãng phí và thất thoát lương thực gây ra khoảng 10% lượng khí thải. Góp phần dẫn đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu và thâm canh nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học và ô nhiễm toàn cầu. Các nhà khoa học cho rằng cắt giảm chất thải thực phẩm lại là một trong những cách dễ nhất để giảm tác động đến môi trường. “Tuy nhiên, chúng ta đã không tận dụng hợp lý tiềm năng này”, báo cáo cho hay.
Giảm lượng rác thực thực phẩm mang đến những lợi ích gì?
Rác thải thực phẩm từng được xem chủ yếu là vấn đề ở các nước giàu. Nhưng báo cáo của LHQ cho thấy mức độ rác thải ở tất cả các quốc gia tương tự nhau. Mặc dù dữ liệu của các nước nghèo nhất vô cùng khan hiếm. Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP cho biết: “Giảm lãng phí thực phẩm sẽ cắt giảm phát thải khí nhà kính. Làm chậm quá trình tàn phá thiên nhiên thông qua chuyển đổi đất và ô nhiễm. Tăng cường sự sẵn có của thực phẩm. Và do đó giảm nạn đói và tiết kiệm tiền trong thời điểm suy thoái toàn cầu”.
“Nếu chúng ta muốn nghiêm túc hóa việc giải quyết biến đổi khí hậu. Giảm sự mất mát thiên nhiên và đa dạng sinh học cũng như giảm ô nhiễm và chất thải. Các doanh nghiệp, chính phủ và công dân trên toàn thế giới phải thực hiện trách nhiệm của mình để giảm lãng phí thực phẩm. Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của LHQ năm nay sẽ tạo cơ hội khởi động các hành động mới táo bạo để giải quyết tình trạng lãng phí thực phẩm trên toàn cầu”, bà Inger Andersen nói.
Các giải pháp để hạn chế tối thiểu lượng rác thực phẩm
Giới chuyên gia cho rằng chính phủ và doanh nghiệp các nước cần phải hành động. Nhưng sự chung tay của từng cá nhân cũng rất quan trọng. Chúng ta có thể định lượng khẩu phần gạo và mì ống, kiểm tra tủ lạnh trước khi mua sắm. Và nâng cao tay nghề nấu ăn để tận dụng những thực phẩm có sẵn.
Trong suốt thời gian phong tỏa vì COVID-19. Mọi người dường như có thể dành thời gian nhiều hơn cho việc lên kế hoạch và nấu nướng trong nhà. Giúp lượng rác thải thực phẩm này ở Anh giảm xuống 20%. Rác thải thực phẩm bao gồm phần ăn được và không ăn được, chẳng hạn như vỏ và xương. Tỷ lệ 2 phần này ở một số quốc gia thu nhập cao là khoảng 50:50. Các quốc gia khác thì không có số liệu rõ ràng.
“Tuy nhiên, ngay cả khi con người không thể tiêu thụ được những chất thải đó. Chúng ta vẫn có thể xử lý nó một cách thích hợp. Chẳng hạn như chuyển đổi thành thức ăn gia súc hoặc làm phân trộn”. Bà Clementine O’Connor, một thành viên của UNEP cho biết. “Điều mà chúng tôi mong muốn nhất hiện tại là sớm đưa chất thải thực phẩm ra khỏi các bãi chôn lấp”.